VŨ TỘC THÔN VĨNH LỘC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nữ Tướng Vũ Thị Thục Nương - Hàng Chầu Tứ Phủ

Go down

Nữ Tướng Vũ Thị Thục Nương - Hàng Chầu Tứ Phủ Empty Nữ Tướng Vũ Thị Thục Nương - Hàng Chầu Tứ Phủ

Bài gửi  admin Mon Sep 19, 2011 6:36 am

Theo truyền thuyết và thần tích làng Tiên La, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình, cùng thần tích thờ miếu ở xã Phượng Lâu, huyện Phù Ninh, nay thuộc Vĩnh Phú (thần tích do danh thần thời hậu lê là Hàn Lâm đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn): Bát Nạn công chúa là vị anh hùng như thời Trưng Vương, Bà Vốn là con của Võ Công Chất và Hoàng Thị Mầu. Thân phụ bà là hào trưởng ở Phượng Lâu khi bà chào đời cha mẹ đặt tên là thục. Về sau bà nổi tiếng tài sắc, tục gọi là Thục nương. Bà có chồng là Phạm Danh Hương (có sách chép là vị Lạc hầu Trương Quán) quê ở Đức Bác (tức Liệp Trang, huyện Lập Thạch). Vợ chồng bà đều có lòng yêu nước, ngầm lo việc cứu nước giúp dân.

Bấy giờ có tên hào mục là Trần căm tức vì không cưới được Thục nương có ý “làm phản”, nên bắt giết đi.

Năm Kỉ Hợi 39, khi Đặng Thi Sánh bị giết ở Châu Diên, thì chồng bà cũng bị giết ở Duyên Hà. Quân Tô Định vây dinh trại, chồng bà bị hại, nửa đêm bà cầm dao sông đao, mở đường máu chạy đến làng Tiên La, vào chùa ẩn thân. Từ ấy, nặng nợ nước thù nhà bà quyết chí báo phục, đêm ngày chiêu tập hào kiệt dựng cờ khởi nghĩa.

Năm Canh tí 40, tháng 3, Hai Bà Trưng lãnh đạo quân dân toàn quận phát động cuộc khởi nghĩa. Bà theo giúp cùng với nữ tướng Lê Chân thống lãnh quân tiên phong.

Cứu quốc thành công, nước nhà độc lập, Trưng vương phong bà làm Bát Nạn đại tướng quân Trinh thục công chúa. Bà từ chối tước lộc, chỉ xin đem đầu giặc tế chồng một tuần. Tế xong, bà cởi bỏ nhung trang trở lại chùa làng Tiên La. Nhưng chẳng bao lâu nghe tin Mã Viện kéo binh sang, bà dấn chân cứu nước lần nữa. Chị em Trưng vương tuẫn quốc trong ngày 6 tháng 2, bà cũng tử tiết trong ngày 16 tháng 3 năm Quí mão 43.

Các triều đại sau đều có truy phong bà làm thần:

+ Đời Lê Thánh tông, sắc phong: Ý đức đoan trang Trinh thục công chúa.

+ Đời Minh Mạng nhà Nguyễn sắc phong: Dực bảo trung hưng linh phù chi thần.

+ Đời Khải Định sắc phong: Dực bảo trung hưng linh phù thượng đẳng thần.

Vì khi cầm binh đuổi giặc, từ cửa sông Đáy về ngã ba sông Nông, bà thường cai quản những 18 cửa ngàn, nên tục gọi bà là Thượng ngàn. Và ngôi chùa mà bà ở tu, sách chép là chùa Nam Liên ở trên núi, nên tục cũng gọi bà là sư nữ Nam Liên.

TRUYỀN THUYẾT CHẦU BÁT NGÀN ĐẠI TƯỚNG

Chầu là vị chầu bà giáng sinh dưới thời nước ta còn trong ách đô hộ của nhà Đông Hán, tên thật của bà là Vũ Thị Thục Nương, con gái thầy thuốc Vũ Chất, nguyên quán ở Phượng Lâu, Bạch Hạc (nay thuộc Vĩnh Phúc).Tương truyền, gia đình họ Vũ vốn thuộc dòng hào phú, một hôm ông Vũ Chất đi dạo chơi qua ngọn núi nọ, thấy ngôi miếu thờ Sơn Tinh Công Chúa được lập từ thời thượng cổ, nay hoang tàn đổ nát, ông thành tâm liền huy động nhân dân quanh vùng góp tiền của công sức để tu sửa lại ngôi đền khang trang hơn. Khi về đến nhà chợt nằm mộng thấy có người tiên nữ đến xin làm con để trả ơn đã sửa đền. Liền đó, vợ ông thấy gió thu thổi, rồi có bóng người tiên nữ hiện ra trong làn hoa rơi trước cửa, kế đến thái bà thụ thai, đến ngày rằm tháng tám thì hạ sinh được chầu bà. Bà là người con gái xinh đẹp đảm đang lại giỏi cung kiếm. Thái Thú Giao Châu lúc bấy giờ là Tô Định đem lòng si mê, muốn cùng bà kết duyên nhưng bà không chịu. Hắn bèn sai người giết hại cha bà cùng với lang quân của bà là Phạm Danh Hương. Thù nhà nợ nước, bà bèn tập hợp quân dân phất cờ khởi nghĩa. Vào năm 40 (SCN), chầu cùng với Hai Bà Trưng đánh đuổi được quân xâm lược Đông Hán (trong tích này còn lưu truyền câu chuyện, khi dấy binh ở Tiên La thì chầu bà đã nghe tiếng Hai Bà Trưng hiệu triệu, nhưng còn băn khoăn chưa biết có nên tập hợp nghĩa quân cùng Hai Bà không, thì vào đêm đó, chầu nằm mơ thấy nữ thần vâng lệnh Ngọc Hoàng xuống trao cho chầu bà lá cờ thần (cờ xan) và khuyên chầu nên theo Hai Bà Trưng phất cờ dẹp giặc, và Chầu Bát đã làm theo ý trời, về Mê Linh tụ nghĩa), chầu được Bà Trưng Vương phong cho là Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân (còn có cách giải thích là chầu đã giúp dân thoát khỏi tám nạn của quân đô hộ nên có danh “Bát Nàn Tướng Quân” là do đọc chệch từ “bát nạn”), giao cho bà cùng với bà Lê Chân (Thánh Thiên Công Chúa) trấn giữ miền duyên hải (từ Hải Phòng đến Thái Bình). Năm 43 (SCN), sau ba năm nước nhà độc lập, quân Đông Hán dưới quyền chỉ huy của Mã Viện, quay lại xâm chiếm nước ta, bà cùng với Hai Bà Trưng kiên cường đánh trả, nhưng do thế yếu ( trong trận quyết chiến cuối cùng, quân giặc đã dùng kế hiểm, biết binh sĩ ta toàn nữ giới, nên chúng hò nhau khỏa thân xông vào, các bà không chống đỡ nổi phải rút lui), cuối cùng chầu cũng theo gương hai bà, trẫm mình để bảo toàn khí tiết (có tài liệu còn ghi lại khi bà kéo quân về đến ngã ba Nông thì đột nhiên có dải lụa hồng từ đâu bay tới, thế là quân giặc liền hò réo để bao vây bà, thi thể của bà xẻ làm tám mảnh, trôi về đâu, hiển ở đấy để nhân dân lập đền thờ).

Chầu Bát cũng thường hay ngự về đồng (nhất là trong những dịp tiệc vui hoặc về đền chầu). Khi ngự đồng bà thường mặc áo màu vàng (trước đây thì thường lại là màu xanh), đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) màu vàng, có dải von hoặc vỉ lét thắt dải buộc, sau lưng dắt kiếm và cờ lệnh, tay múa kiếm và cờ lệnh ngũ sắc.

Đền thờ Chầu Tám Bát Nàn có ở rất nhiều nơi: nổi tiếng nhất có Đền Tiên La thuộc thôn Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (tại đây là nơi nhân dân chịu ơn chầu cũng là nơi di thể chầu trôi về, nên ở đây chầu còn được tôn xưng hẳn là Mẫu Tiên La, nên cũng có khi gọi là Chầu Bát Tiên La), tại đây vẫn còn lưu truyền câu chuyện: khi Chầu Bát đã thác ở trên ngàn, chầu còn hóa phép đốn cây rừng, đóng thành bè gỗ theo dòng trôi về bến sông gần đền Tiên La rồi bà báo mộng cho người thủ đền cùng dân quanh vùng ra đón bè về để tu sửa đền. Tiếp đến là Đền Đồng Mỏ, thuộc thị trấn Đồng Mỏ, tỉnh Lạng Sơn (tương truyền là nơi chầu hóa), ngoài ra còn có Đền Tân La ở Dốc Lã thuộc tỉnh Hưng Yên (là nơi chầu đóng quân) và Đền Tiên La (đền vọng) hay còn gọi là Đền Tám Gian tại đường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng (cũng là nơi di hài chầu trôi về, tại đây bà còn được tôn xưng với tên Chúa Bát Nàn, thường được hầu sau hàng Tam Vị Chúa Mường, về làm lễ tấu hương và khai quang như quan lớn chứ không hầu vào hàng Tứ Phủ Chầu Bà như thông thường) và còn rất nhiều đền khác trong tỉnh Thái Bình và nơi quê nhà của bà ở tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày tiệc của Chầu Bát là ngày 17/3 âm lịch (là ngày chầu hóa). Vậy nên, khi chầu ngự, văn hay hát:

“Tháng ba mười bảy Nhâm Dần

Hồn thiêng đã thác về miền Tiên La”

Hay có những đoạn nói về cuộc đời và công lao to lớn của chầu:

“Bát Nàn Đại Tướng Đông Nhung

Quê người Bạch Hạc trên vùng Phượng Lâu

Vào những năm nửa đầu thế kỉ

Năm bốn ba nửa trước công nguyên

Có người con gái thảo hiền

Phượng Lâu, Bạch Hạc tự nhiên kéo về

Thân nữ nhi thù nhà nợ nước

Cùng Trưng Vương cất bước ra đi

Kiếm cung luyện tập ngại gì

Đã cam tấc dạ liều thì một phen”

Hay nói về nỗi thù nhà nợ nước của chầu, văn có đoạn:

“Gặp cơn loạn lạc đao binh

Giặc Tô sát hại dân tình khổ thay

Ách nô lệ xéo dày nhân nghĩa

Hại người hiền giết kẻ trung lương

Túi cơm giá áo một phường

Chung đường nghịch tặc tính đường lợi danh

Cơn sóng gió bất bình nổi dậy

Tin cha già lửa nước dầu sôi

Phạm Hương chàng đã qua đời

Vì ta nhan sắc nên người thảm thương

Trước từ đường tâm hương khấn nguyện

Nguyện thù nhà trả quyết cho xong

Gươm thiêng tráng sĩ anh hùng

Hồn thiêng chứng giám cho lòng thiếp đây”

Rồi còn rất nhiều đoạn (kể từ sự tích cho tới khi bà xông pha trận mạc) như:

"Xin làm con để trả ơn dày

Lại cho bè gỗ trăm cây làm đền

[...] Chợt thấy cánh hoa rơi trước cửa

Gió hào thu tiên nữ hiện thân

Thánh bà từ đó hiện thần

Ngày rằm tháng tám giờ Dần định sinh"

"Quân Tô Định ào ào kéo tới

Tàn gươm đao phơi phới cờ bay

Bốn bề khép chặt vòng vây

[...] Giặc kia dạ thú mặt người

Khỏa thân xông trận ta đành phải thua

[...] Kéo về đến ngã ba Nông

Bỗng nhiên có dải lụa hồng tung bay..."
admin
admin
Admin

Tổng số bài gửi : 88
Join date : 02/08/2011
Age : 32
Đến từ : Yên Nhân - Yên Mô - Ninh Bình

https://vutocthonvinhloc.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết