VŨ TỘC THÔN VĨNH LỘC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NHỮNG GHI CHÉP CƠ BẢN VỀ DÒNG TỘC

Go down

NHỮNG GHI CHÉP CƠ BẢN VỀ DÒNG TỘC Empty NHỮNG GHI CHÉP CƠ BẢN VỀ DÒNG TỘC

Bài gửi  admin Sun Sep 18, 2011 5:49 am

GHI CHÉP CƠ BẢN VỀ

DÒNG TỘC HỌ VŨ THÔN VĨNH LỘC


KHÁI QUÁT CHUNG:

Dòng tộc họ Vũ thôn Vĩnh Lộc đã định cư tại thôn Vĩnh Lộc, xã Yên Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình trên 348 năm là một trong 5 họ định cư sớm nhất của làng. Theo thần tích của làng và truyền khẩu của các cụ cao niên thì vào thời nhà Lê, thời kì trung hưng có 5 cụ đến mở mang bờ cõi, cắm sào định cư trên vùng cồn cát phía nam cửa biển Thần Phù thành lập làng Vạn Chài, sinh sống bằng nghề chài lưới. 5 cụ là thủy tổ 5 cửa họ tại thôn Vĩnh Lộc ngày nay là họ Vũ, họ Trần và 3 cửa họ Trương.

Dòng tộc họ Vũ được khởi tổ từ cụ Vũ Công Sức, tự Tính Đức quê gốc cụ ở thôn Nguồi, xã Yên Trị, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ra đất Ninh Bình theo học đạo nho cụ Nguyễn Cống Trình người làng Côi Trì, xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô ngày nay. Ngày lại ngày cụ chăm chỉ đèn sách luyện rèn kinh sử, lấy thơ văn làm thú vui riêng. Khi thanh nhàn cụ cùng các bạn đồng môn đi quan sát thiên nhiên quanh vùng tìm nguồn thơ ý phú, giãi bầy niềm tâm sự thường dạo bước trên đê Vạc, ngắm nhìn của biển Thần Phù phía đông nam, thấy sóng nhấp nhô từng đợt từng hàng, cồn cát nổi màu vàng soi ánh nắng phong cảnh như thúc giục vào lòng người càng cố gắng, quyết tâm trong việc luyện rèn kinh sử, chăm học văn bài mưu chiếm tam khôi nhưng đường công danh cụ không gặp vận thời, cụ 3 vị đồng môn quyết chí ở lại lập làng sinh sóng, phát triển cơ nghiệp cho còn cháu sau này trên vùng cửa biển nông nhiều tiềm năng vào năm quý mão, 1663 đời vũ Lê Huyền Tông, niên hiệu cảnh trị năm thứ nhất. Trải qua bao khó khăn vất vả, sự thử thách của thiên nhiên gây ra bão bùng, lụt lũ … cũng không làm phai nhạt đi ý chí quyết tâm xây dựng, lập nghiệp ở vùng đất thiêng này. Cuối cùng thì trời cũng không phụ lòng người, sau thời gian vất vả đấu tranh cùng thiên nhiên, khai hoang lấn biển một vùng đất mầu mỡ đã nổi lên trên cửa biển Thần Phù, là một vùng đất phù xa màu mỡ, bằng phằng phù hợp cho việc trồng cây lúa nước, phát triển nông nghiệp. Nhờ công khai khẩn của tổ tiên con cháu nối đời sinh sống trên vùng đất này đến nay đã được 14 đời.

1. Địa Vị Trong Làng
Trong làng họ Vũ có một vị trí nhất định, vai vế bình đẳng với các dòng họ khác, môn đăng hậu đối với tất cả các gia đình, dòng họ khác.

2. Con Người

Người họ Vũ bản nhã ôn hòa, luôn vươn tới và thích làm việc thiện. Con cháu họ Vũ không mắc các bệnh di truyền, thể chất trung bình so với dân cùng thế hệ trong làng. Tuổi thọ trung bình

Các thế hệ con cháu dòng họ Vũ đời đời nối tiếp truyền thống văn hóa, gia đình, văn hóa dòng họ và văn hóa quê hương Vĩnh Lộc. Dù có đi bất cứ nơi đâu cũng luôn tự hào về quê hương, bản quán của mình, nguyện phấn đấu vươn lên trong cuộc sống để xứng đáng với truyền thống quê hương, gia đình, dòng họ góp sức mọn của mình cùng nhân dân trong làng và các dòng họ khác xây dựng quê hương, xây dựng làng Vĩnh Lộc ngày càng giầu mạnh.

Bản năng cội nguồn đã thúc giục con cháu họ Vũ nhiều thế hệ, nhiều lần đã quyết tâm tìm về nguồn cội của mình nhưng chưa đi tới kết quả cuối cùng. Nhờ công nghệ phát triển, đặc biệt là công nghệ truyền thông đã xóa đi khoảng cách về địa lí giúp cho Tôi đã liên lạc được với một số thành viên thuộc dòng họ Vũ Đình và Vũ Công tại thôn Nguồi, xã Yên Trị, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định tìm hiểu thông tin về khởi tổ, nhưng do chưa có điều kiện gặp trực tiếp để trao đổi, và tìm hiểu chi tiết hơn nên chưa dám có khẳng định gì về nguồn gốc của khởi tổ.

3. Nhà Thờ Tổ Họ Vũ

Nhà thờ tổ được xây dựng tại nơi cụ Tổ đã định cư lập nghiệp. 3 gian nhà thờ tọa lạc tại xóm Bắc Lộc, thôn Vĩnh Lộc, xã Yên Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, cạnh đường xã lộ xã Yên Nhân. Nhà thờ xây dựng theo hướng tây nam, phong thủy đạt mức căn bản, hướng này không thay đổi cho đến ngày nay. Có lẽ đây không phải là hướng Nam – hướng quý nên trong họ chưa có người làm quan to hoặc có họ vị cao. Là thế hệ hậu sinh con cháu xin miễn bình luận và phán xét việc này mà phải công nhận đây là việc tôn thờ Tiên tổ, nếu muốn có hướng tốt về phong thủy cho các thế hệ con cháu thì phải dùng các giải pháp thần học hoặc khoa học khác để làm rạng danh cho dòng họ, tuyệt đối không nên thay đổi hướng nhà thờ tổ của các cụ khi xưa đã chọn.

Trong họ không có người làm quan to, không có người đỗ đạt cao chưa hẳn đã là không tốt vì điều này sẽ tránh được nghiệp trướng khi có biến động chính trị xã hội. Điều này hậu duệ không dùng để ngụy biện cho việc học tập và lao động kém cỏi của mình, đặc biệt là trong thời đại mà khoa học kỹ thuật phát triển mạnh như vũ vão, nếu không học tập, tiếp thu khoa học thì tồn tại thực sự vất vả chứ chưa nói gì đến phát triển.

Nhà thờ Tổ là nơi linh thiêng để con cháu cầu cúng và không dùng làm nơi tá túc hay hoạt động dị đoan.

Mùa khô năm Giáp Thân, 2004 thể theo nguyện vọng của nhiều thế hệ con cháu trong họ (đã day dứt qua nhiều năm do ngôi nhà thờ Tổ đã xuống cấp theo thời gian) Các đinh nam và với sự đóng góp đáng kể của một số con cháu có điều kiện người có của, người có công và sự tiến cúng của dâu, rể nội ngoại đặc biệt là ông Vũ Hồng Khanh đời 13 chi II Ngôi nhà thờ Tổ họ Vũ được trùng tu khang trang vào tháng 12 năm giáp thân, 2004. Với chi phí hơn 20 triệu (tương đương 3,5 cây vàng). Theo đánh giá sơ bộ thì công trình đã đạt yêu cầu mỹ thuật và đặc biệt thỏa ước nguyện con cháu, ước khoảng 4- 5 thế hệ sau không phải lo việc sửa chữa nhà thờ.

Liệt Tổ, liệt tông họ Vũ lúc sinh thời là những người nông dân lương thiện cần cù lao ddoonngj, nuôi dạy con cái trưởng thành, khi về với tổ tiên các cụ trở thành thần nhân trong dòng họ và trong gia đình vẫn luôn dõi theo bước đi của con cháu, hậu duệ phù hộ, độ trì cho các lớp hậu sinh thành người tốt cho cộng đồng và xã hội. Một điều không thể phủ nhận là dù con cháu có đi đâu thì lúc nào cũng thấy các cụ, tiên tổ ở bên cạnh phù hộ cho tai qua nạn khỏi và phù hộ cho cho con cháu gặp vạn điều lành.

4. Mộ Phần:

Trước đây do chiến tranh, đời sống con cháu còn đói kém vấn đề mộ phần chưa được quan tâm đúng mức nên dẫn đến thất lạc nhiều. Sau khi cải cách ruộng đất, thực hiện quy hoạch của hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Yên khu nghĩa trang của làng được quy tập về phía tây làng, khu hạ đồng giới.

Mùa khô năm kỉ sửu, 2009 với sự tiến cúng đóng góp của các đinh nam trong họ khu lăng mộ tổ họ Vũ được xây dựng trang nghiêm bề thế trên gò đất cao (tương truyền có long mạch) gồm 7 ngôi huyệt tổ (thất lạc 6 ngôi).

Hầu hết phần mộ các cố cao đời từ đời 4 đến đời 8 trong các chi đều bị thất lạc do chiến tranh, và do di chuyển không tập trung.

Khu lăng mộ chi II được trung tu mùa khô năm canh dần, 2010. trên cơ sở quy tập những mộ từ năm 2004. gồm phần mộ các cụ từ đời thứ 8 trờ lại. Đã được xây cất khang trang, sạch đẹp, người mất đều được mồ yên, mả ấm.

5. Thờ cúng – hương hỏa

Việc thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên của người Việt Nam đã trở thành một nét đẹp truyền thống trên cơ sở thấm nhuần tư tưởng phật giáo và tiếp thu các triết lí minh chính của nho giáo và đạo giáo. Con cháu họ Vũ cũng vậy, xác định việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ là một phần trong cuộc sống của mình.

Từ đường phải được phụng sự khói nhang để cho con cháu được hưởng phúc ấm.

Việc thờ cúng là tự do song cũng cần phải có luật lệ để đảm bảo tính trang nghiêm nơi thờ tự

· Nơi thờ tự phải là nơi trang trọng nhất trong nhà, không bày biện các vật dụng khác ngoài đồ thờ lên bàn thờ.

· Khi đứng trước bàn thờ thực hiện nghi lễ phải ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc và thành tâm.

· Quan điểm con cháu ở đâu cha mẹ ở đó nghĩa là con cháu được thờ cúng cha mẹ, ông bà tại tư gia của mình

· Sẩy vai xuống vế có nghĩa là trong gia đình có người mất sớm, chưa lập gia đình thì con cháu của an hem phải có trách nhiệm lo việc hậu sự, hương khói.

· Đồ cúng lễ phải thành tịnh, rửa sạch sẽ trước khi bày lên bàn thờ, lộc sau khi cúng được phân phát đều cho con cháu không nên hưởng một mình…

· Không trọng phú khinh bần. Trong điều kiện vật chất khó khăn con cháu chỉ cần nén nhang, chén nước dâng lên các cụ là được. Trách người không lễ chứ không trách người lễ mọn. Con cháu sẵn lòng đón khách ngoài họ đến dâng hương cúng tổ tiên.

· Việc tiến cúng tổ tiên ngoài quy định không hạn chế. Con cháu ghi nhận tất cả những tấm lòng của mọi người và được ghi lại bằng văn tự cho hậu duệ biết.

· Việc thực hiện thờ cúng theo phong tục của Việt Nam “Ngũ đại mai thần chủ” có nghĩa là 5 đời thì rước linh vị vào phối tế trong từ đường theo tiết, không thờ tại tư gia nữa.

Như vậy việc thờ cúng tiên tổ, ông bà, cha mẹ là quyền tự do của mỗi người có thể thực hiện tại tư gia, từ đường, đình chùa… Nhưng việc chăm sóc từ đường vẫn đặt lên hàng đầu, là trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của hậu duệ mới tròn đạo hiếu thảo và được hưởng lộc và phúc ấm tổ tiên.

6. Vấn đề đặt tên


Nhờ lộc trời và phúc ấm của tiên tổ con cháu họ Vũ thôn Vĩnh Lộc ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng và tố chất, ấm no hạnh phúc nhưng để thêm phần phúc ấm thì việc đặt tên con cháu phải tránh phạm húy các cụ vì nếu phạm húy sẽ làm giảm phần thần của con cháu và của các cụ. Trước khi đặt tên con phải xem lại gia phả, tránh trùng tên húy của đời trước.

7. Phả hệ

Do những tài liệu về phả hệ của họ đã bị mất, những người biết thì đã lần lượt qua đời nên việc dựng lại cây phả hệ của dòng họ là rất khó khăn. Dưới đây là phần phả hệ của chi II, dòng tộc họ Vũ thôn Vĩnh Lộc được ghi lại tương đối chi tiết qua tư liệu truyền miệng và bản chép tay của ông nội Tôi ông Vũ Chí Lợi.
admin
admin
Admin

Tổng số bài gửi : 88
Join date : 02/08/2011
Age : 32
Đến từ : Yên Nhân - Yên Mô - Ninh Bình

https://vutocthonvinhloc.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết